Khi giao tiếp với người Tày, bạn sẽ thấy được họ có rất nhiều điều thú vị. Nhất là trong các phong tục tập quán và lễ tết. Để biết thêm về dân tộc Tày và các tập tục của họ thì mời các bạn cùng theo chân chúng tôi đi tìm hiểu bài viết dưới đây. Chắc chắn những phong tục tập quán của người Tày sẽ làm bạn hết bất ngờ này qua bất ngờ khác đó.
Giới Thiệu Đôi Nét Về Dân Tộc Tày
Người dân tộc Tày không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng qua nhiều thập kỷ họ vẫn đang tồn tại và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc riêng. Người Tày là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam và nhiều khu vực lân cận như Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Ở Việt Nam, dân tộc Tày tập trung chủ yếu ở các vùng như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Thái Nguyên.
Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Họ trồng lúa, ngô, mía và các loại cây trồng khác. Ngoài ra, người Tày cũng có tài chăn nuôi gia súc và gia cầm, nó mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho gia đình.
Âm nhạc và múa rối là một phần quan trọng trong văn hóa của người Tày. Họ thường tổ chức các buổi biểu diễn múa rối và ca hát trong các dịp lễ tết, ngày hội.
Bên cạnh những điều đó thì dân tộc Tày còn đa dạng về các phong tục tập quán. Và phần tiếp theo dưới đây chúng tôi sẽ chỉ rõ hơn về các tập tục đó.
Một Số Phong Tục Tập Quán Của Người Tày
Người Tày rất đa dạng các phong tục tập quán, mỗi tập tục của họ đều kèm theo sự thú vị và khác hẳn so với tập tục của người Kinh. Những phong tục Việt Nam của người Tày sẽ được bật mí chi tiết phía dưới đây.
Ẩm Thực Dân Tộc Tày
Người Tày sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nông, chăn nuôi. Chính vì thế ruộng nương với họ là một phần trong sinh hoạt hàng ngày. Nhờ sự gắn bó hàng ngày với thiên nhiên nên họ cũng có nguồn lương thực chủ yếu từ đồng ruộng như: lúa, ngô, khoai, sắn, rau, củ, quả…
Trong bữa cơm hàng ngày, người Tày chế biến ra những món ăn đa dạng. Những món ăn họ ưa chuộng chủ yếu có vị chua như măng chua xào thịt bò, thịt lợn chua, cá ướp chua, canh cá nấu lá chua. Họ sử dụng các loại quả có vị chua như: khế, sấu, trám… để chế biến ra các món ăn.
Phong Tục Tập Quán Của Người Tày Trong Lễ Hội
Theo phong tục tập quán của người Tày, họ có rất nhiều ngày lễ được tổ chức trong một năm. Cùng xem những ngày lễ đó diễn ra như thế nào nhé.
Lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội Lồng Tồng nằm trong danh sách những lễ hội lớn nhất năm. Lễ hội mở ra đi kèm theo nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân, khách du lịch.
Ý nghĩa của lễ hội Lồng Tống này là thể hiện mong muốn sẽ có một mùa màng mới thật tươi tốt. Để tạo ra thêm nhiều của cải vật chất, nhà nhà ấm no hạnh phúc. Trong lễ hội Lồng Tồng của người Tày còn có sự góp mặt của nhiều đồng bào khác nữa. Đây là dịp để các dân tộc giao lưu văn hóa, nghệ thuật với nhau.
Lễ hội này thường được tổ chức vào tháng 1 hoặc tháng 2 âm lịch. Thời điểm sau tết, khi vụ mùa đã gặt hái xong. TRên một bãi đất trống, người Tày tổ chức các trò chơi dân gian cho mọi người tham dự, qua các trò chơi như múa kỳ lân, rước rồng, đu quay, sư tử, tranh đầu pháo thăng thiên… mọi người sẽ có một dịp lễ đáng nhớ và vui vẻ.
Lễ hội Thanh Minh
Một trong những phong tục tập quán của người Tày giống với văn hóa Việt của người Kinh đó là lễ tết Thanh Minh. Vào dịp này, mọi người sẽ đi tảo mộ và cầu khấn cho con cháu gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Đây cũng là dịp con cháu mời những người đã khuất về chơi, gặp mặt.
Dù những người đi làm ăn xa thì họ cũng đều cố gắng sắp xếp về để dâng hương, tưởng nhớ đến những người đã khuất trong dịp tết Thanh Minh. Đó là sự hiếu kính, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất đối với họ. Những nhén nhang nghi ngút khói khắp nghĩa trang ở các ngôi mộ ông bà, tổ tiên.
Mâm cơm cúng tổ tiên ngày tết Thanh Minh của người Tày bao gồm: thịt lợn, thịt gà, rượu, hoa, trà, quả, bánh kẹo… được bày trí đẹp mắt dâng lên những người đã khuất.
Lễ Hội Tranh Đầu Pháo
Lễ hội Tranh đầu pháo là được tổ chức hàng năm, với màn tranh pháo hoa đầu xuân tưng bừng và rộn ràng. Lễ hội Tranh đầu pháo là một trong những phong tục tập quán của người Tày có ý nghĩa mong một năm mới cả gia đình sẽ phát tài, may mắn.
Có rất nhiều nghi thức sẽ được tổ chức như: Khai quang mở mắt rồng, lễ tế thần, lễ rước thần, lễ khao quân. Trong đó, “Tranh đầu pháo” là trò chơi mở màn quan trọng nhất.
Đầu pháo được làm bằng một vòng sắt, quấn thêm các tua ngũ sắc đặt lên chòi cao. Khi đốt pháo xong đầu pháo sẽ rơi xuống các đội đã tham gia chơi trước đó, họ sẽ nhanh chóng tranh cướp. Ai cướp được đầu pháo đem tế thần sẽ nhận được phần thưởng. Tuy nhiên, lễ hội Tranh Đầu Pháo này không phải ở đâu cũng tổ chức, lễ hội này phổ biến nhất thị trấn Quảng Uyên diễn ra vào ngày 2/2 âm lịch.
Lễ vật để dâng lên tế lễ bao gồm: 2 con lợn quay, 1 mâm xôi, 1 mâm hoa quả, 1 mâm trứng nhuộm đỏ. Sẽ có 4 đoàn rước kiệu, mỗi kiệu 4 người khiêng. Người khiêng kiệu mặc lễ phục theo phong tục tập quán của người Tày quy định trong lễ hội. Khi kết thúc phần làm lễ thắp hương tại miếu thì đoàn rước rồng sẽ đi đến đền thờ rồi đến từng nhà.
Các Ngày Lễ Tết Của Người Tày
Ngoài những lễ hội truyền thống được chia sẻ ở trên thì người Tày còn có các ngày lễ tết như:
Tết Đắp Nọi
Tết Đắp Nọi là một thuật ngữ sử dụng để chỉ một ngày trong kế hoạch chuẩn bị cho ngày Tết (Tết Nguyên Đán). “Đắp Nọi” có nghĩa là người Tày sẽ chuẩn bị và sắp xếp những thứ cần thiết để chuẩn bị chào đón Tết một cách trang trọng nhất. Đồng thời sẽ tổ chức ca nhạc múa sẵn sàng chào đón năm mới.
Tết Đoan Ngọ
Vào mùng 5 tháng 5 âm lịch chính là ngày tết Đoan Ngọ. Theo văn hóa Việt Nam còn hay gọi là tết giết sâu bọ. Các món ăn phổ biến được dùng trong ngày này là vải, mận, rượu nếp…
Tết Rằm Tháng Bảy
Rằm tháng bảy là được tổ chức vào 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Mục đích của tết rằm tháng bảy chính là để cúng tổ tiên và các vong hồn những người vô gia cư. Để họ không phá quấy, đem đến những xúi quẩy cho gia đình.
Với người dân tộc Tày rằm tháng 7 được coi là ngày lễ tết lớn thứ 2 trong năm. Các cặp vợ chồng cùng với con cái sẽ dâng hương cho những người đã khuất ở cả bên ngoại và bên nội.
Lời Kết
Hy vọng những thông tin về các phong tục tập quán của người Tày mà chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về nét văn hóa đẹp của người Tày. Nếu có cơ hội đến những nơi người Tày sinh sống, bạn sẽ thấy những tập tục này cực kỳ thú vị và đáng khám phá.