Dân tộc Cơ-ho một dân tộc thiểu số tông tại và phát triển ở vùng hẻo lánh của Việt Nam. Với một nền văn hóa độc đáo và sự sống gắn liền với thiên nhiên, phong tục và tập quán của người Cơ-ho mang những nét đặc trưng rất riêng. Trong bài viết này Văn hóa người Việt sẽ cùng bạn khám phá nét đặc trưng về phong tục tập quán của dân tộc Cơ-ho. Hãy theo dõi bài viết để biết thêm được nhiều thông tin về phong tục tập quán của dân tộc độc đáo này nhé!
Phong Tục Tín Ngưỡng Của Dân Tộc Cơ-ho
Người Cơ-ho, cư dân tại vùng đất đẹp của Đà Lạt, không chỉ là những người sống chặt chẽ với thiên nhiên. Bên cạnh đó còn đắm chìm trong một hệ thống tín ngưỡng đầy màu sắc và độc đáo. Đối với họ, cuộc sống hàng ngày không chỉ là sự hiện hữu của con người và thiên nhiên. Nó còn là sự hiện diện của các thần thánh và ma quỷ. Những thực thể siêu nhiên này được tôn kính và sùng bái, và họ gọi chúng bằng tên tôn thần là Vàng và Cà.
Với vị trí cao cấp nhất trong thế giới tín ngưỡng của họ là thần Ndu. Được coi là người sáng tạo ra mọi thứ, từ con người, động vật, đến thần Núi Langbiang và thần Sấm. Tiếp theo là các thần thiên nhiên, như thần Nước, thần Nhà, thần Sông, thần Suối, thần Cây… Đặc biệt, mỗi dòng tộc và gia đình lại thờ một vị thần riêng, mà họ kính trọng. Đồng thời tin rằng vị thần này sẽ bảo vệ và phù hộ cho họ.
- Khám phá: lịch sử Việt Nam
Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Dân Cơ-ho
Phong tục hôn nhân của người Cơ-ho tại Đà Lạt mang đậm tín ngưỡng. Cùng với đó là truyền thống văn hóa độc đáo. Trong họ, có một quy định cơ bản là người không được lấy người cùng họ. Họ thường lấy họ theo họ của mẹ, và việc kết hôn giữa anh em cùng một họ được coi là vi phạm quy tắc tôn thần.
Tuy nhiên, ngày nay, việc kết hôn với người ngoài buôn làng. Thậm chí người từ các dân tộc khác, đã không còn bị cấm đoán như trước. Nếu một người vợ hoặc chồng mất, người còn lại phải chờ ít nhất một năm trước. Sau đó có thể tái lập gia đình để tránh mang lại điềm xấu cho mọi người.
Một điểm thú vị khác trong phong tục này là khi con trai muốn đi hỏi vợ, gia đình của họ phải cùng tham gia. Người đại diện của gia đình vợ cùng với ông mai khéo léo thuyết phục. Đồng thời đàm phán với gia đình chồng để đạt được sự đồng tình.
Khi mang thai, người phụ nữ Cơ-ho có những quy định riêng. Họ kiêng không ăn thịt động vật như nhím và tê tê, không được mang vác vật nặng, và không đeo gùi sau lưng, vì tin rằng những thực hiện này sẽ làm cho việc sinh đẻ trở nên khó khăn.
Sau khi sinh con, trong vòng 7 ngày đầu tiên, người ngoại đến thăm mẹ. Đồng thời bé sẽ không được chấp nhận, ngoại trừ anh em và bạn bè thân thiết. Trong thời gian này, gia đình sẽ treo một sợi chỉ xanh trước cửa nhà để báo hiệu cho mọi người biết.
Phong Tục Ma Chay Của Người Dân Cơ-ho
Phong tục ma chay của người Cơ-ho Srê tại Đà Lạt là một nghi lễ đặc biệt và quan trọng trong Văn hóa Việt Nam của người Cơ-ho. Khi một người mất, cả làng sẽ tự động đến giúp đỡ gia đình của người mất. Mỗi người sẽ có nhiệm vụ riêng, và tiếng chiêng sẽ ngân vang lên trong không gian. Tiễn đưa linh hồn người mất về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong quá trình chuẩn bị tang lễ, cây cỏ sẽ được chặt để làm thành chiếc quan tài. Quan tài này thường được trang trí bằng các hình thù màu sắc sặc sỡ. Mộ của người mất sẽ được đặt tại nghĩa địa của làng. Với đầu hướng về phía đông và chân quay về hướng tây.
Người K’ho Srê tin rằng nếu người mất đi một cách bất thường, họ có thể bị ám ma. Do đó, sau khi chôn cất xong, họ sẽ cắm xung quanh mộ những lưỡi câu. Đồng thời đặt các con vật như ếch và cóc mắc câu ở đó. Các người thân trong gia đình sẽ giữ lại những con vật này.
Ngoài ra, đối với người chết bất đắc kỳ tử, người Cơ-ho Srê tuân theo quy tắc kiêng cữ trong vòng 8 ngày. Trong thời gian này, họ không rời làng và không đón tiếp khách. Họ cắm lá ngoài nhà để báo hiệu sự kiêng cữ. Xác người chết bất đắc kỳ tử sẽ được chôn riêng, không chung mộ với người chết khác ở nghĩa địa. Nếu người mất có dấu hiệu chết xấu, gia đình sẽ mời một phù thuỷ đến để cúng đuổi tà ma ra khỏi nhà.
Phong Tục Uống Rượu Cần Của Dân Tộc Cơ-ho
Cuộc sống của người Cơ-ho tại Đà Lạt diễn ra chặt chẽ trong khung cảnh của cộng đồng buôn làng. Đồng thời giữ gìn mãi trong tâm hồn họ những giá trị gia đình và tinh thần đoàn kết cộng đồng. Họ thường tụ tập xung quanh chum rượu cần thơm ngon, bên những ngọn lửa ấm áp. Để trò chuyện và thể hiện sự đoàn kết, gắn bó.
Những người cao tuổi, có kiến thức và địa vị trong buôn làng. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và truyền thống kiến thức. Họ chịu trách nhiệm về việc củng cố, phát triển, và bảo vệ thiên nhiên quanh họ. Cuộc sống của người Cơ-ho là sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và tự nhiên. Nơi tình cảm gia đình và lòng tôn kính đối với tự nhiên là những giá trị quý báu và thấm sâu trong tâm hồn mỗi người Cơ-ho.
Lễ Hội Mừng Lúa Mới Của Người Dân Cơ-ho
Lễ hội mừng lứa mới của người dân tộc Cơ-ho thường được tổ chức từ 5 – 7 ngày liên tục. Lễ hội cúng thần lúa được coi là một lễ hội lớn trong năm. Sau khi thu hoạch xong một vụ mùa lớn trong năm, người dân lập tứ tổ chức cúng thần. Những lời nguyện cầu, cầu chúc cho những vụ mùa tiếp theo sẽ bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Để làm lễ, người dân Cơ-ho thường giết mổ lợn, gà, vịt và có cả rượu cần. Không không gian hành lễ, cúi chào các vị thần, có thêm nhiều nghi thức văn hóa đặc sắc khác. Điển hình như: nhảy múa cồng chiêng, đàn ống tre, đàn bầu, kể chuyện,… hay các loại hình văn hóa giao lưu đặc trưng khác. Trong hoạt động văn hóa nói lên bản sắc văn hóa giàu chữ tình, sinh động.
Lời Kết
Phong tục tập quán của dân tộc Cơ-ho là một phần quan trọng của bản sắc văn hóa độc đáo và đầy màu sắc của họ. Cuộc sống của họ kết hợp một cách tinh tế giữa truyền thống và thiên nhiên. Đặc biệt là sự kết nối mạnh mẽ với thế giới siêu nhiên. Với tất cả những phong tục và tập quán độc đáo này, người Cơ-ho không chỉ làm giàu văn hóa của họ. Đồng thời còn làm cho nền văn hóa Việt Nam trở nên đa dạng và phong phú hơn.